Khái niệm và Cơ chế của Hợp đồng Điện tử

Hợp đồng Điện tử là gì?

Trong thời đại công nghệ phát triển hàng ngày hàng giờ, đặc biệt là sau đại dịch Covid19, hợp đồng điện tử đã trở thành một khái niệm phổ biến và quen thuộc với hầu hết với chúng ta. Theo đó, hợp đồng điện tử được định nghĩa là một loại hợp đồng được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, thay vì viết tay hay in ra trên giấy.

Căn cứ theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005, thì hợp đồng điện tử được định nghĩa như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Vậy thông điệp dữ liệu là gì? Cũng tại Điều 4 của Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích thêm: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Trong đó: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”

– Thực tiễn hiện nay và ứng dụng tại các nước

Hợp đồng điện tử được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, như ở Châu Âu, Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada,..
Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã dành nhiều sự quan tâm đến việc ký kết điện tử, bởi tại Việt Nam, sự phổ biến của chữ ký số doanh nghiệp cũng là một điểm thuận lợi, 100% các doanh nghiệp đều trang bị chữ ký số để kê khai thuế, bảo hiểm xã hội,… và việc sử dụng chính chữ ký số này để ký hợp đồng điện tử cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Đây được coi là điểm mạnh để thúc đẩy hợp đồng điện tử tại Việt Nam

– Cơ chế hoạt động của Hợp đồng Điện tử như thế nào?

Việc tạo ra hợp đồng điện tử thường bắt đầu với việc chọn một nền tảng hoặc một ứng dụng cho phép người dùng tạo ra các hợp đồng điện tử. Sau đó, các bên liên quan sẽ cùng nhau thỏa thuận các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, khi hai bên chấp thuận thì sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng bằng cách sử dụng chữ ký số hoặc các phương tiện xác thực khác để ký kết. Khi hợp đồng đã được ký kết, các bên liên quan có thể lưu trữ nó trên các nền tảng điện tử hoặc in ra để lưu trữ dưới dạng vật lý. Định dạng file lưu trữ phổ biến nhất khi lưu trữ hợp đồng điện tử là định dạng pdf

Căn cứ, cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử:

– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11: Định nghĩa về Hợp đồng điện tử, thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử như hợp đồng giấy, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
– Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
– Nghị định 130/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Luật lao động số 45/2019/QH14: Điều 14 quy định về Hình thức hợp đồng lao động công nhận hợp đồng lao động ký điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Ứng dụng của Hợp đồng Điện tử

– Các lĩnh vực sử dụng Hợp đồng Điện tử

Hợp đồng điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đến chính phủ hay các tổ chức phi lợi nhuận. Một số lĩnh vực sử dụng phổ biến của hợp đồng điện tử bao gồm:

  • Kinh doanh và tài chính: Hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng bảo hiểm,…
  • Chính phủ: Hợp đồng đấu thầu, hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các cơ quan chính phủ, hợp đồng nhân sự.
  • Tài sản và Bất động sản: Hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng quản lý tài sản.
  • Giao dịch Thương mại điện tử: Hợp đồng mua bán trực tuyến, hợp đồng cung cấp dịch vụ trực tuyến, hợp đồng vận chuyển hàng hóa trực tuyến.

– Lợi ích của Hợp đồng Điện tử

Hợp đồng điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng, bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần phải gửi thư hoặc di chuyển để ký kết hợp đồng trên giấy.
  • Bảo mật và đáng tin cậy: Các chữ ký số hoặc các phương tiện xác thực hiện nay như SMS OTP, eKYC, FPT.IDCheck,… giúp đảm bảo tính xác thực và bảo mật của hợp đồng điện tử.
  • Giảm thiểu sai sót: Hợp đồng điện tử được lưu trữ và quản lý trên các hệ thống máy tính nên giảm thiểu các sai sót do nhập liệu sai hoặc thiếu sót thông tin.
  • Dễ dàng quản lý và tìm kiếm: Hợp đồng điện tử có thể được lưu trữ trên các nền tảng điện tử giúp dễ dàng truy cập, tìm kiếm và quản lý.

Kết luận:

Hợp đồng điện tử đã và đang trở thành một phương tiện quan trọng trong thương mại điện tử và kinh doanh hiện nay ở các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, giúp đảm bảo tính bảo mật và linh hoạt trong các hoạt động ký kết. Việc áp dụng hợp đồng điện tử hiện nay ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, các Doanh nghiệp ngày càng chú ý đến việc số hoá các quy trình, do vậy, việc ứng dụng hợp đồng điện tử đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp

+84-813 252 345