Hiện nay, các doanh nghiệp không còn xa lạ gì với các tài liệu điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng, phổ biến nhất có thể kể tới đó chính là hoá đơn điện tử.

Thông tư 78 ra đời đã chấm dứt chuỗi kỷ nguyên của hoá đơn giấy, thay vào đó là 100% doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử. Tuy nhiên đối với hợp đồng điện tử sẽ không bắt buộc như vậy, mà sẽ là những cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng.

Vậy hợp đồng điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005, thì hợp đồng điện tử được định nghĩa như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Vậy thông điệp dữ liệu là gì? Cũng tại Điều 4 của Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích thêm: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Trong đó: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”

Căn cứ, cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử:

Khung pháp lý của pháp luật Việt Nam liên quan đến các tài liệu ký điện tử đã có và ngày càng hoàn thiện, được quy định rõ trong các Luật, Nghị định, cụ thể như sau:

– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11: Định nghĩa về Hợp đồng điện tử, thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử như hợp đồng giấy, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
– Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử
– Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Luật lao động số 45/2019/QH14: Cho phép ký hợp đồng lao động với người lao động dưới hình thức hợp đồng điện tử và công nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động điện tử

Có chứng thực được hợp đồng điện tử không?

Câu trả lời là có. Hợp đồng điện tử có thể được chứng thực với Trục chứng thực hợp đồng điện tử thuộc Cục thương mại và kinh tế số, Bộ công thương với tên gọi là CeCA

CeCA (Certified e-Contract Authority) là Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực.

FPT là đơn vị được cấp giấy phép kết nối đến trục để chứng thực cho các hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp ký kết muốn chứng thực. Kết quả trả về ngay tức thì.

Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống?

Tiện lợi: Hợp đồng điện tử có thể ký và ghi nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động, trong khi hợp đồng truyền thống yêu cầu ký trực tiếp, in ấn, chuyển phát và thời gian kéo dài

Bảo mật: Hợp đồng điện tử được lưu trữ trên máy chủ an toàn và được mã hóa, trong khi hợp đồng truyền thống ký giấy có thể dễ dàng bị mất hoặc hư hại do ảnh hưởng của thời tiết, hay các loại gặm nhấm

Dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ: Hợp đồng điện tử cho phép tìm kiếm lại nhanh chóng, dễ dàng, không mất thời gian như hợp đồng giấy.

Có khả năng tích hợp với các hệ thống doanh nghiệp như CRM, ERP,… đây là thế mạnh rất lớn của hợp đồng điện tử, giúp nó trở nên vô cùng linh hoạt, tiện lợi.

Giảm thiểu rủi ro: Việc ký kết điện tử sẽ giảm thiểu được các rủi ro liên quan đến tẩy xoá, giả mạo con dấu, chữ ký, hoặc rủi ro liên quan đến vận chuyển, thất lạc,…

Các phương thức để ký hợp đồng điện tử?

USB Token

Chữ ký số USB Token là loại chữ ký số tương đối truyền thống và phổ biến nhất hiện nay. Người dùng khi ký số bằng USB Token chỉ cần cắm USB vào thiết bị máy tính, đăng nhập và ký số trên tài liệu điện tử.

Chữ ký số từ xa

Chữ ký số từ xa (Remote Signature) dùng công nghệ đám mây để ký số nên sẽ khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các loại chữ ký còn lại và cho phép ký số ở mọi thiết bị điện tử, mọi nơi, mọi lúc.

Chữ ký số HSM

Chữ ký số HSM là loại chữ ký số dùng công nghệ HSM trong việc lưu trữ cặp khóa điện tử và sử dụng đến giao thức mạng khi muốn truyền nhận, xử lý lệnh ký số.

Các loại giấy tờ nào có thể ký điện tử?

Hiện nay, hầu hết các loại giấy tờ đều có thể ký điện tử như hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, thương mại,….

Tuy nhiên hiện luật pháp chưa áp dụng ký điện tử với 1 số giấy tờ như giấy đăng ký kết hôn, sổ đỏ, hay một số loại giấy tờ tuỳ thân khác

Nếu bạn muốn tư vấn thêm, hoặc đăng ký, vui lòng liên hệ tại đây, để tìm hiểu thêm về hợp đồng điện tử xem thêm tại đây.

+84-87 880 3999